Mở rộng kinh doanh theo hình thức chuỗi - Những điều doanh nghiệp nữ cần hiểu về mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Kinh doanh theo mô hình chuỗi đang trở thành sự lựa chọn phổ biến để mở rộng thị trường hiệu quả. Đối với nữ doanh nhân, mô hình này mang lại nhiều ưu điểm và giá trị lợi ích. Tuy nhiên, để thành công, họ cần bản lĩnh, kinh nghiệm và chiến lược thông minh. Đối mặt với hạn chế về vốn đầu tư, doanh nhân nữ cần tích hợp chiến lược linh hoạt và sáng tạo để vượt qua thách thức và khởi nghiệp thành công.

Kinh doanh theo chuỗi là gì?

Business Chain hay còn được gọi là mô hình kinh doanh theo chuỗi, là khái niệm dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh đầu tư, sở hữu và quản lý nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ, các đơn vị này bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và dịch vụ, phù hợp cho doanh nghiệp phụ nữ, doanh nhân nữ và nữ chủ doanh nghiệp muốn khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh.

Thông thường, ở mỗi đơn vị kinh doanh, chủ thể đầu tư sẽ có đội ngũ nhân sự đảm nhận việc quản lý và kiểm tra nhân viên tại các điểm bán. Đây là cơ hội tốt cho nữ doanh nhân để áp dụng mô hình kinh doanh theo chuỗi, nơi họ có thể tỏa sáng với vai trò nữ chủ doanh nghiệp, khởi nghiệp và quản lý một hệ thống kinh doanh đa dạng. Những người này có thể sẽ là người quản lý chính và tiến hành báo cáo lại hoạt động kinh doanh cho chủ doanh nghiệp theo quy định, tạo ra một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp doanh nhân nữ trong lĩnh vực kinh doanh và khởi nghiệp.

Đặc điểm của mô hình kinh doanh theo chuỗi

IXJe22RIroZ0pBla1Q6f2nYV9ewZZnb1Jvb-tSjPqpz9VJByK4.png


Khái niệm về mô hình kinh doanh theo chuỗi có vẻ đơn giản nhưng để thấu hiểu nó không hề dễ dàng. Nhiều người thường nhầm lẫn nó với các mô hình kinh doanh khác phổ biến ở Việt Nam. Dưới đây là những đặc điểm quan trọng của mô hình kinh doanh theo chuỗi:

- Hệ thống kinh doanh theo chuỗi cần có ít nhất hai cửa hàng hoặc địa điểm bán lẻ trở lên, được sở hữu và quản lý tập trung chứ không làm riêng biệt. Trụ sở chính trung tâm sẽ kết nối các cửa hàng và địa điểm với nhau, hoạt động trên diện rộng của thị trường.

- Các cửa hàng hay địa điểm bán lẻ trong chuỗi chủ yếu kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm các dòng sản phẩm tương tự.

- Mỗi mắt xích trong chuỗi có khả năng hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là khi có thêm cửa hàng mới, toàn bộ hệ thống có thể tiếp cận thêm tệp khách hàng tiềm năng mới.

- Không chỉ hội nhập theo chiều ngang, mà còn theo chiều dọc. Điều này đòi hỏi hệ thống duy trì các trung tâm phân phối để đảm bảo sự ổn định về hàng hóa. Đây là những điểm quan trọng, đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ doanh nhân và những người muốn khởi nghiệp và phát triển kinh doanh của mình.

Các hình thức kinh doanh theo chuỗi

Nếu chỉ tìm hiểu về khái niệm, có lẽ nhiều các nữ doanh nhân sẽ rất dễ hiểu lầm rằng kinh doanh theo chuỗi chỉ có một hình thức duy nhất. Tuy nhiên, trên thực tế kinh doanh theo chuỗi được phân chia thành rất nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một cách phân chia sẽ được căn cứ dựa trên các tiêu chí khác nhau, cụ thể:

+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo sản phẩm kinh doanh:
• Chuỗi kinh doanh các cửa hàng, địa điểm bán lẻ hàng hóa
• Chuỗi kinh doanh các cửa hàng, địa điểm bán lẻ dịch vụ

+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo dịch vụ cung cấp trong chuỗi:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ tự phục vụ
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ

+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo dòng sản phẩm cung ứng:
• Chuỗi hệ thống siêu thị
• Chuỗi cửa hàng tiện lợi
• Chuỗi cửa hàng bách hóa
• Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
• Chuỗi hệ thống trung tâm thương mại

+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo phương thức tổ chức kinh doanh:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ thông thường – Do một doanh nghiệp sở hữu, quản lý duy nhất.
• Chuỗi cửa hàng địa điểm bán lẻ tự nguyện – Bao gồm các nhà bán lẻ độc lập, kinh doanh cùng mặt hàng, dòng sản phẩm hoặc cùng lĩnh vực nhưng tự nguyện liên kết với nhau.
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ nhượng quyền thương mại.
• Hợp tác xã của các nhà bán lẻ.

+ Các hình thức kinh doanh theo chuỗi phân chia theo phương thức bán hàng:
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ truyền thống
• Chuỗi cửa hàng, địa điểm bán lẻ hiện đại

Lợi ích của mô hình kinh doanh theo chuỗi

Kinh doanh theo chuỗi là một mô hình phát triển nhanh chóng, trong một thời gian ngắn, đã thu hút nhiều doanh nghiệp chuyển đổi theo xu hướng này. Việc này không có gì khó hiểu khi mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho đầu tư kinh doanh. Đây cũng là những "nam châm" mạnh mẽ thu hút sự chú ý và vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Nếu các nữ doanh nhân đang đối mặt với quyết định khởi nghiệp theo mô hình này, hãy xem xét những lợi ích dưới đây.

1. Tối Ưu Hóa Chi Phí Quảng Cáo và Truyền Thông:
Chi phí cho quảng cáo và truyền thông thường lớn và là một thách thức đối với doanh nghiệp độc lập. Trong mô hình kinh doanh theo chuỗi, bạn chỉ cần một chiến lược quảng cáo chung, giúp giảm thiểu chi phí cho các hoạt động quảng cáo và truyền thông.

2. Phân Tán Rủi Ro Trong Hoạt Động Bán Hàng:
Việc có nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong hoạt động bán hàng. Điều này bao gồm việc phân phối doanh thu, quản lý lượng hàng hóa trên thị trường, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng và tăng sự thuận tiện trong mua sắm.

3. Ưu Thế Hậu Mãi và Chăm Sóc Khách Hàng:
Sở hữu nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ tạo ra ưu thế lớn trong việc hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Khách hàng có thể tận hưởng dịch vụ hậu mãi và chính sách chăm sóc tại bất kỳ địa điểm nào, tăng cường trải nghiệm mua sắm và mối quan hệ với khách hàng.

Cách khởi nghiệp kinh doanh theo chuỗi vốn ít hiệu quả

Kinh doanh theo chuỗi đòi hỏi tiềm năng không nhỏ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc muốn khởi nghiệp kinh mà ít vốn thì không thể lựa chọn mô hình này. Tuy nhiên, muốn khởi nghiệp kinh doanh theo chuỗi mà vốn ít thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Buộc các nữ doanh nhân phải chuẩn bị cho mình thật kỹ lưỡng, chưa kể còn phải đưa ra những chiến lược, chính sách thật sự hiệu quả, cụ thể

1. Lựa chọn thị trường ngách: Mới bắt đầu khởi nghiệp mà vốn lại ít thì tốt nhất bạn không nên “đánh thẳng” vào thị trường lớn. Thay vào đó, hãy chuyển hướng vào thị trường ngách, vừa ít cạnh tranh mà bạn có thể khai thác được nhiều tiềm năng lớn hơn. Như vậy, bạn mới có đủ sức, đủ nguồn lực để nuôi dưỡng cho cả một chặng đường lâu dài chứ không bị “đuối sức” ngay lập tức khi tiến vào thị trường lớn.

2. Hướng đến xu thế nhượng quyền thương mại: Với việc ít vốn thì các doanh nghiệp khởi nghiệp không thể “nhân bản” nhanh chóng số lượng cửa hàng, địa điểm bán hàng trong thời gian ngắn được. Vì vậy, hãy hướng đến xu thế nhượng quyền thương mại để mở rộng quy mô hệ thống của mình mà không cần phải có số vốn khủng như các thương hiệu khác.

3. Không ngừng hoàn thiện để phát triển: Vốn ít, mới khởi nghiệp thì rất khó để xây dựng một hệ thống chuỗi chuyên nghiệp, vận hành ổn định ngay từ đầu. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện để phát triển chính là cách để bạn khởi nghiệp với mô hình kinh doanh theo chuỗi hiệu quả nhất. Dù có thể mất nhiều thời gian, nhưng đôi khi “chậm mà chắc”, kinh doanh cũng không phải là một miếng bánh ngọt mà bạn có thể thưởng thức ngay.

SeAPower Club - Câu lạc bộ hỗ trợ kinh doanh cho phái nữ

b-8nVgIJerG22O-eOpblgbIETggsmxZjpdJULKh79BbfHeOj0s.png


Với tư cách là người bạn đồng hành thân thiết của các doanh nghiệp nữ chủ nói chung và các SME do phụ nữ làm chủ nói riêng, SeABank đã và đang nỗ lực hỗ trợ tốt nhất cho các nữ doanh nhân với các chương trình của mình. Một trong số đó bao gồm SeAPower Club do SeABank tổ chức.

Khi tham gia SeAPower Club, các hội viên được hưởng nhiều ưu đãi gồm: chính sách ưu đãi lãi suất, vay vốn 5 tỷ đồng, được tham gia các hội nghị sự kiện kết nối hay các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu cũng như cấp quyền truy cập các diễn đàn, khóa học đào tạo online. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội tiềm năng giúp các nữ chủ tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn, mở rộng quy mô và thúc đẩy doanh nghiệp.

SeABank luôn nỗ lực triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi, cung cấp giải pháp hỗ trợ tài chính toàn diện cho các nữ doanh nhân. Ngân hàng đồng thời xây dựng cộng đồng kết nối các nữ chủ doanh nghiệp SeAPower Club nhằm thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó góp phần nâng cao năng lực và vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế. Câu lạc bộ SeAPower chính là niềm mong mỏi của những nữ doanh nhân về một nơi có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của cá nhân lẫn doanh nghiệp, đồng thời trở thành điểm tựa vững chắc và đáng tin cậy cho họ trên hành trình chinh phục thành công.

Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
 
Back
Bên trên
Xoilac TV - Xem Trực Tiếp Bóng Đá Xôi Lạc TV hôm nay #1 HD TOP 12+ trang cá độ bóng đá online uy tín (Cập nhật 3/2025) Top 6 Trang Cá Độ Bóng Đá Uy Tín Nhất Việt Nam 2024