Trong báo cáo phân tích ngày 3/2/2023 của Moody’s, lạm phát đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp và các hộ gia đình trên toàn thế giới, với 3.6% tại Châu Á và Thái Bình Dương. Hậu quả của lạm phát là vô cùng nặng nề như tăng chi phí vốn với mức hạn chế trên toàn cầu,... Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự đoán tăng trưởng tại Châu Á và Thái Bình Dương xuống 4.3%, dự đoán mốc tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đạt 6.2% (giảm 0.8% so với 2022).
Theo Báo cáo khảo sát CEO toàn cầu Lần thứ 26, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 48% lãnh đạo bao gồm các doanh nhân nữ chia sẻ đang thực hiện hạn chế chi phí vận hành, 33% phụ nữ làm chủ tài chính cân nhắc cắt chi phí trong vòng 12 tháng để duy trì lợi nhuận trước mắt và đương đầu với những biến động kinh tế. Giữ vững dòng tiền trong khởi nghiệp vốn ít đặc biệt là của nữ chủ đang là một vấn đề được quan tâm. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước áp lực chi phí sử dụng vốn tăng cùng với chi phí trong chuỗi cung ứng tăng mạnh, việc cân đối ngân sách cũng đang được chú trọng.
Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nữ chủ cần làm gì để tối ưu hóa dòng tiền và quản trị chi phí hiệu quả?
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý chi phí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mỗi sản phẩm và phân khúc khách hàng đều đòi hỏi chiến lược quản lý riêng biệt để đạt hiệu suất tối ưu và tránh mất lợi nhuận.
Hệ thống theo dõi chi tiết và tổ chức thông tin chặt chẽ là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong phân tích cấu trúc doanh thu và chi phí. Sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược dựa trên thông tin mới giúp doanh nghiệp nữ chủ duy trì sự năng động và thích ứng với biến động của thị trường.
Doanh nghiệp cần đánh giá các loại nguồn vốn trong hoạt động doanh nghiệp, cấu trúc vốn hiện tại. Doanh nghiệp nữ lý tưởng nên giảm bớt áp lực từ nguồn vốn vay bên ngoài bằng cách tối ưu hóa vốn lưu động, từ đó tạo ra dòng tiền trong chính hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa được các chi phí đi vay.
Theo bà Trần Thị Ngọc Tuyết, Trưởng phòng cấp cao Dịch vụ Tư vấn Ngân quỹ và Quản lý tiền mặt PwC Việt Nam, quản lý vốn lưu động không chỉ đơn thuần là phân tích các chỉ số tài chính liên quan khoản mục phải thu, phải trả và hàng tồn kho mà cần xem xét đến các các quy trình và các chính sách liên quan đến các khoản mục này.
Nghĩa là, các khoản thu cần được xác định vòng quay cố định, rút ngắn thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc thu tiền, nhận định chính sách chiết khấu khi bán hàng trực tiếp (trả ngày) và ứng trước đơn hàng. Mục đích lớn nhất là để dòng tiền kiếm được từ việc nhận hàng được thu hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, các doanh nhân nữ trẻ cần để tâm tới các khoản nợ trả chậm, dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý và thậm chí cả thanh khoản của doanh nghiệp.
Xét tới các khoản phải trả, doanh nghiệp nữ cần đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của từng bên phân phối trong vận hành, tối ưu dòng tiền bằng hợp đồng hoặc đàm phán kéo dài thời gian thanh toán. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đặt hàng, tần suất đặt hàng phù hợp.
Đối với hàng tồn kho, đây là khoản mục được đánh giá là một khoản chiếm dụng nguồn tiền. Đặc biệt là vào những thời điểm cuối cùng của quý, doanh nghiệp cần thống kê chi phí tồn kho tại thời điểm, xác định thời gian luân chuyển nguyên vật liệu,..v..v để từ đó đưa ra các phương án giải quyết kịp thời nhằm rút ngắn vòng quay của hàng tồn kho, thúc đẩy bán hàng tồn kho kém luân chuyển để tạo dòng tiền và cắt giảm chi phí này.
Đặc biệt, xét tới các khoản vay, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chú ý chọn những nguồn vốn hỗ trợ uy tín, có nhiều phúc lợi để tránh được những rủi ro không đáng có. Hiện nay, nhà nước và các ngân hàng đã có rất nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nữ chủ nói chung. Nổi bật trong số đó phải kể tới chương trình do SeABank thành lập: SeAPower Club.
SeABank chính thức ra mắt Câu lạc bộ dành cho nữ chủ doanh nghiệp - SeAPower. Ảnh: SB
SeABank đã và đang nỗ lực hỗ trợ tốt nhất cho các nữ doanh nhân với mạng lưới các nữ lãnh đạo cùng nhau chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm. Ngoài ra, còn những đặc quyền chăm sóc sức khỏe, các thành viên cũng có thể tham gia vào các hoạt động và chương trình nội bộ hoặc tương tác với các nữ lãnh đạo khác để mở rộng tầm nhìn, mạng lưới xã hội và bồi dưỡng sự tự tin và uy tín. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội tiềm năng giúp các nữ chủ tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn, mở rộng quy mô và thúc đẩy doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
Theo Báo cáo khảo sát CEO toàn cầu Lần thứ 26, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 48% lãnh đạo bao gồm các doanh nhân nữ chia sẻ đang thực hiện hạn chế chi phí vận hành, 33% phụ nữ làm chủ tài chính cân nhắc cắt chi phí trong vòng 12 tháng để duy trì lợi nhuận trước mắt và đương đầu với những biến động kinh tế. Giữ vững dòng tiền trong khởi nghiệp vốn ít đặc biệt là của nữ chủ đang là một vấn đề được quan tâm. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước áp lực chi phí sử dụng vốn tăng cùng với chi phí trong chuỗi cung ứng tăng mạnh, việc cân đối ngân sách cũng đang được chú trọng.
Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nữ chủ cần làm gì để tối ưu hóa dòng tiền và quản trị chi phí hiệu quả?
- Phân tích từng hoạt động trong vận hành doanh nghiệp
- Phân tích hoạt động kinh doanh
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, quản lý chi phí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mỗi sản phẩm và phân khúc khách hàng đều đòi hỏi chiến lược quản lý riêng biệt để đạt hiệu suất tối ưu và tránh mất lợi nhuận.
Hệ thống theo dõi chi tiết và tổ chức thông tin chặt chẽ là quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong phân tích cấu trúc doanh thu và chi phí. Sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược dựa trên thông tin mới giúp doanh nghiệp nữ chủ duy trì sự năng động và thích ứng với biến động của thị trường.
- Xây dựng cơ chế và hệ thống báo cáo quản lý nội bộ
- Phân tích các nguồn vốn hoạt động
Doanh nghiệp cần đánh giá các loại nguồn vốn trong hoạt động doanh nghiệp, cấu trúc vốn hiện tại. Doanh nghiệp nữ lý tưởng nên giảm bớt áp lực từ nguồn vốn vay bên ngoài bằng cách tối ưu hóa vốn lưu động, từ đó tạo ra dòng tiền trong chính hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa được các chi phí đi vay.
Theo bà Trần Thị Ngọc Tuyết, Trưởng phòng cấp cao Dịch vụ Tư vấn Ngân quỹ và Quản lý tiền mặt PwC Việt Nam, quản lý vốn lưu động không chỉ đơn thuần là phân tích các chỉ số tài chính liên quan khoản mục phải thu, phải trả và hàng tồn kho mà cần xem xét đến các các quy trình và các chính sách liên quan đến các khoản mục này.

Nghĩa là, các khoản thu cần được xác định vòng quay cố định, rút ngắn thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc thu tiền, nhận định chính sách chiết khấu khi bán hàng trực tiếp (trả ngày) và ứng trước đơn hàng. Mục đích lớn nhất là để dòng tiền kiếm được từ việc nhận hàng được thu hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, các doanh nhân nữ trẻ cần để tâm tới các khoản nợ trả chậm, dẫn đến thiếu hụt dòng tiền, ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý và thậm chí cả thanh khoản của doanh nghiệp.
Xét tới các khoản phải trả, doanh nghiệp nữ cần đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của từng bên phân phối trong vận hành, tối ưu dòng tiền bằng hợp đồng hoặc đàm phán kéo dài thời gian thanh toán. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đặt hàng, tần suất đặt hàng phù hợp.
Đối với hàng tồn kho, đây là khoản mục được đánh giá là một khoản chiếm dụng nguồn tiền. Đặc biệt là vào những thời điểm cuối cùng của quý, doanh nghiệp cần thống kê chi phí tồn kho tại thời điểm, xác định thời gian luân chuyển nguyên vật liệu,..v..v để từ đó đưa ra các phương án giải quyết kịp thời nhằm rút ngắn vòng quay của hàng tồn kho, thúc đẩy bán hàng tồn kho kém luân chuyển để tạo dòng tiền và cắt giảm chi phí này.
Đặc biệt, xét tới các khoản vay, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cần chú ý chọn những nguồn vốn hỗ trợ uy tín, có nhiều phúc lợi để tránh được những rủi ro không đáng có. Hiện nay, nhà nước và các ngân hàng đã có rất nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nữ chủ nói chung. Nổi bật trong số đó phải kể tới chương trình do SeABank thành lập: SeAPower Club.

SeABank chính thức ra mắt Câu lạc bộ dành cho nữ chủ doanh nghiệp - SeAPower. Ảnh: SB
SeABank đã và đang nỗ lực hỗ trợ tốt nhất cho các nữ doanh nhân với mạng lưới các nữ lãnh đạo cùng nhau chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm. Ngoài ra, còn những đặc quyền chăm sóc sức khỏe, các thành viên cũng có thể tham gia vào các hoạt động và chương trình nội bộ hoặc tương tác với các nữ lãnh đạo khác để mở rộng tầm nhìn, mạng lưới xã hội và bồi dưỡng sự tự tin và uy tín. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội tiềm năng giúp các nữ chủ tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn, mở rộng quy mô và thúc đẩy doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: