Cải thiện khả năng hấp thụ vốn - Cơ hội đột phá cho doanh nghiệp nữ chủ

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặc dù ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, song tính đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,49 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 4,73% so cuối năm 2022. Cũng tính đến mốc thời gian này, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh giảm khoảng 1,0%/năm so cuối năm 2022. Trong thời điểm này, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có thể tận dụng cơ hội, nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn và dẫn đầu

Là đối tượng được ưu tiên áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, nhưng để được tiếp cận chính sách ưu tiên theo quy định, hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng được các điều kiện về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Chính vì vậy, DN cũng cần tiết giảm chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh; mở rộng, tìm kiếm các đối tác/nhà phân phối để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá, giảm thiểu lượng hàng tồn kho.

Để tiếp cận vốn thuận lợi, DN cần xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền của các phương án kinh doanh; không sử dụng nguồn vốn sai mục đích/tận dụng để bù đắp cho những phương án kinh doanh không hiệu quả; xây dựng định hướng chiến lược rõ ràng, tham gia các hoạt động tư vấn để dự báo được những biến động của thị trường và có phương án xử lý phù hợp.
Riêng đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước lưu ý cần nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch tình hình tài chính… để các tổ chức tín dụng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay cũng như tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các kênh huy động khác (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu…).

Các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ cũng cần quyết tâm cơ cấu lại, giảm chi phí; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn, minh bạch (theo đúng kế hoạch, hồ sơ phát hành công cụ nợ hoặc vay vốn) và giải quyết đúng các cam kết trả nợ (chấp nhận bán tài sản, nếu cần), chủ động có phương án, giải pháp cụ thể đối với trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn lại trong năm 2023 và 2024; đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động như xem xét tạm dừng các dự án không cấp bách, ưu tiên các dự án đã cam kết với nhà đầu tư… Đây cũng là điều kiện tất yếu để tăng sức khỏe của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường vốn (tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…).

Ngoài ra, nâng cao tính công khai, minh bạch trong huy động vốn, sử dụng vốn: (i) Các doanh nghiệp cần có phương án huy động vốn cụ thể, khả thi, trung thực; lựa chọn phương thức, thời điểm huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn minh bạch, khả năng trả nợ…; (ii) Xây dựng quy trình, có lộ trình áp dụng xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp phù hợp; (iii) Tăng cường thu hút vốn đầu tư chiến lược, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Việt Nam hiện tại đang thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tạo nên một sân chơi vô cùng cạnh tranh.

Ba là, đa dạng hóa nguồn vốn (tránh chỉ phụ thuộc vào một nguồn tín dụng, quan tâm hơn đến phương thức thuê tài chính, tài trợ chuỗi cung ứng); tăng cường kiểm soát rủi ro, nhất là rủi ro tài chính, lãi suất, tỷ giá (có thể hợp tác với các tổ chức tài chính). Việc đa dạng hóa nguồn vốn giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tránh rơi vào những tình trạng “cạn vốn”, không bị quá lệ thuộc vào một nguồn tiền cố định

Bốn là, doanh nghiệp cũng cần tính cả bài toán dài hơi hơn như chú trọng chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong phát triển, quản lý, vận hành hoạt động DN; đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao và đẩy mạnh xanh hóa, phát triển bền vững. Đây cũng là xu thế tất yếu hiện nay và trong thời gian tới. Thời điểm hiện tại, có rất nhiều công cụ điện tử hỗ trợ quá trình quản lý, kiểm toán cũng như logistic, xu hướng chuyển đổi số đang ngày một rõ nét. Những doanh nghiệp còn hạn chế về công nghệ rất dễ bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế số hóa.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn và hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp, ngoài giải pháp, chính sách từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) được biết đến với những sản phẩm, dịch vụ nhiều đặc quyền cho các nữ doanh nhân Việt Nam và doanh nghiệp do nữ làm chủ. Với các nữ chủ doanh nghiệp, ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) hỗ trợ các gói vay vốn và các sản phẩm tín dụng với lãi suất hấp dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp. Ngoài ra người dùng dịch vụ cũng sẽ được xử lý quy trình vay vốn rõ ràng và nhanh gọn, sớm có vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

Các nữ chủ có thể tìm hiểu thêm kiến thức kinh doanh tại câu lạc bộ SeAPower của SeABank. Đây là một môi trường độc quyền nơi các nữ doanh nhân có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và học hỏi về các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả trong môi trường kinh doanh đầy thách thức. Câu lạc bộ cung cấp không chỉ kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu mà còn cơ hội gặp gỡ, tạo mối quan hệ và hỗ trợ nhau trong việc phát triển sự nghiệp. Điều này sẽ giúp nữ chủ kinh doanh không chỉ làm chủ được rủi ro mà còn tạo ra những cơ hội mới trong sự nghiệp của họ.

PLEonoQ89MJJWHDCzdGyR6XZdE4SDAlXxIYRAV38rmQaliKJt4.jpg

Tìm hiểu thêm về SeAPower Club tại: https://bit.ly/theleseapower
Đăng ký trở thành hội viên CLB tại: https://doanhnghiepnuchu.seabank.com.vn/
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên
TOP 12+ trang cá độ bóng đá online uy tín (Cập nhật 3/2025) KeoNhaCai ⭐️ Tỷ Lệ Kèo Nhà Cái 5 Bóng Đá Trực Tuyến Hôm Nay Tạp chí Bóng Đá, Báo Bóng Đá, kết quả, lịch thi đấu, video bàn thắng, nhận định, tỷ lệ